Khi nào cần nghiên cứu định chuẩn áp lực máy CPAP?

Khi được chỉ định sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) để điều trị ngưng thở khi ngủ, nhiều trường hợp phải tiến hành một một nghiên cứu để định chuẩn áp lực máy CPAP (CPAP Titration Sleep Study) cho phù hợp với người dùng. Vậy một nghiên cứu định chuẩn áp lực là gì và được tiến hành như thế nào?

Nghiên cứu định chuẩn áp lực máy CPAP là gì?

Một nghiên cứu định chuẩn áp lực dùng để xác định mức áp lực lý tưởng của dòng không khí cho người sử dụng máy CPAP để điều trị các chứng rối loạn hơi thở liên quan đến giấc ngủ. Người tham gia thực hiện sẽ được sử dụng một máy CPAP trong khi ngủ, tại phòng nghiên cứu song song với quá trình đo đa ký giấc ngủ.

Quá trình nghiên cứu để xác định mức áp lực phù hợp được thực hiện qua nhiều bước, từ đó tính toán được mức áp suất không khí phù hợp với từng người sử dụng máy CPAP.

  • Đầu tiên máy CPAP sẽ được kết nối với người sử dụng và bắt đầu ở mức áp lực thấp nhất.
  • Khi người sử dụng bắt đầu đi vào giấc ngủ, mức áp lực của dòng không khí sẽ bắt đầu tăng dần lên. Khi chỉ số tăng đến một mức nhất định để có thể mở rộng thành công đường thở của người sử dụng, không bị tắc nghẽn nữa, thì mức này sẽ được chọn là mức áp suất chuẩn, phù hợp với người sử dụng.
  • Nếu người sử dụng vẫn tiếp tục gặp vấn đề với giấc ngủ dù đã xác định được mức áp suất phù hợp, máy tạo độ ẩm sẽ được gắn thêm vào máy CPAP.
  • Nếu người sử dụng máy vẫn tiếp tuc gặp khó khăn trong việc hô hấp dù máy đã hiệu chỉnh mức áp lực chuẩn ổn định, hoặc khó chịu với máy CPAP, họ có thể chuyển sang dòng máy BPAP.

Nghiên cứu đánh giá độ chuẩn của mức áp lực không khí áp dụng cho những người được chỉ định dùng máy CPAP, vốn chỉ cung cấp một áp suất không khí cố định. Nghiên cứu này không cần thiết khi sử dụng các dóng máy CPAP tự động chuẩn độ (Auto-titrating CPAP - APAPs) vốn có khả năng tự biến đổi, hiệu chỉnh áp lực phù hợp với từng người sử dụng.

Một nghiên cứu định chuẩn áp lực có thể được tiến hành suốt đêm đối với những người đã được chẩn đoán là rối loạn giấc ngủ và chỉ định sử dụng máy CPAP.

Ngoài ra, còn một nghiên cứu từng phần kết hợp giữa nghiên cứu để chẩn đoán rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ và nghiên cứu định chuẩn áp lực không khí trong cùng một đêm. Theo đó, phần đầu của đêm sẽ được dùng để nghiên cứu chẩn đoán các nguyên nhân gây ra rối loạn hơi thở và mức độ nặng nhẹ của chúng. Khi căn nguyên đã được tìm ra, thời gian còn lại của đêm sẽ được dùng để thử nghiệm chuẩn độ cho máy CPAP.

Những ai cần nghiên cứu chuẩn độ CPAP?

Ngoài các nghiên cứu tại phòng lab, người sử dụng máy CPAP cũng có thể tự thử nghiệm tại nhà với các dòng máy tự động. Bên cạnh đó, không phải tất cả mọi người mắc rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ đều phải thực hiện các thí nghiệm xác định chuẩn áp lực. Chỉ một số người, trong một số tình huống nhất định mới cần phải thực hiện nghiên cứu tại cơ sở y tế, bao gồm:

  • Khi bệnh ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn tiến triển phức tạp do có sự tác động của một một số bệnh lý khác đi kèm như: bệnh phổi hoặc suy tim sung huyết.
  • Đặc điểm khuôn mặt làm cho các mặt nạ thông thường của máy CPAP bị rò rỉ không khí ra ngoài.
  • Khi nghi ngờ một người bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ trung ương, hoặc nhịp thở có vấn đề do các nguyên nhân từ não.
  • Khi cần phải kiểm tra các loại mặt nạ CPAP khác nhau.
  • Sau tự thử nghiệm định chuẩn áp lực CPAP tại nhà thất bại hoặc một vấn đề sức khỏe gây cản trở nghiên cứu định chuẩn CPAP tại nhà.

Kết quả của nghiên cứu xác định áp lực máy CPAP phù hợp với mỗi người sẽ bao gồm 4 cấp độ: Không tương xứng, tương xứng, tốt và tối ưu. Nếu kết quả là tương xứng, tốt, tối ưu bạn có thể lấy chỉ số đó làm mức chuẩn để cài đặt áp lực không khí của máy. Nếu không, bạn sẽ phải thực thêm một số thí nghiệm khác để tìm mức áp lực chuẩn.

Trước khi thực hiện thí nghiệm chuẩn độ cần chuẩn bị gì?

  • Tránh cồn, café một khoảng thời gian trước khi tiến hành
  • Vẫn uống thuốc như thường lệ, không cần ngừng thuốc. Dùng thêm các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu có.
  • Mặc quần áo ngủ thoải mái.
  • Tắm giặt sạch sẽ, không sử dụng các loại kem, mỹ phẩm dưỡng da.
  • Mang theo gối nếu cần thiết.
  • Xem trước phòng nghiên cứu nếu bạn cảm thấy lo lắng.

Nghiên cứu trên mỗi người đều có những đặc điểm riêng biệt, không ai giống ai. Do vậy bạn cần trao đổi đầy đủ với bác sĩ xem những gì cần thiết mà bạn nên chuẩn bị trước khi thực hiện nghiên cứu đánh giá định chuẩn.

Bạn có nên tham khảo bác sĩ khi sử dụng máy CPAP không?

Bạn có thể khá dễ dàng để mua và sử dụng máy CPAP. Các dòng máy CPAP cũng khá an toàn và có hiệu quả cao trong điều trị ngưng thở khi ngủ. Tại Việt Nam hiện nay, mua và sử dụng máy CPAP không cần bắt buộc phải có sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên gặp và nhờ sự tư vấn từ bác sĩ khi sử dụng máy CPAP.

Khi tham vấn ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia y tế, bạn sẽ có cơ hội để hiểu sâu và toàn diện hơn về chứng rối loạn hô hấp của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có đủ thông tin để lựa chọn loại máy nào là phù hợp nhất cho mình, các phụ kiện liên quan và linh kiện thay thế. Bạn sẽ được tư vấn và nghiên cứu để xác định chuẩn áp lực không khí phù hợp với mình.

Điều quan trọng hơn cả là việc đến thăm khám tại cơ sở y tế, bạn có cơ hội để kiểm tra, và thực hiện các xét nghiệm, nghiên cứu để có thể chẩn đoán đúng và đánh giá toàn diện mức độ nặng nhẹ của chứng bệnh mà bạn đang mắc phải. Các chứng rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ có thể có nhiều triệu chứng tương tự nhau. Một số chứng rất khó để phát hiện như chứng ngưng thở khi ngủ trung ương.

Việc kể lại các triệu chứng mắc phải của mình với các bác sĩ chỉ là bước đầu. Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như đo đa ký giấc ngủ được thực hiện tại phòng nghiên cứu tại cơ sở điều trị. Kết quả từ các xét nghiệm và nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp các bác sĩ đưa ra phương án điều trị tối ưu.

Theo Sleep Foundation

Nguồn tham khảo

https://www.sleepfoundation.org/cpap/do-you-need-a-prescription-for-a-cpap-machine

https://www.sleepfoundation.org/sleep-studies/cpap-titration-study

Cùng thể loại

Rối loạn vận động chân tay định kỳ khi ngủ

Rối loạn vận động chân tay định kỳ khi ngủ là một dạng rối loạn vận động trong đó chân và tay thường xuyên chuyển động theo chu kỳ lặp đi lặp lại trong lúc ngủ. Những lần chuyển động chân tay này làm bạn thức giấc, gián đoạn giấc ngủ. Tình trạng này còn được gọi bằng tên gọi khác là hội chứng co giật cơ liên quan đến giấc ngủ.

Mất ngủ: chịu đựng hay điều trị?

Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng bệnh mất ngủ mang lại một số tác động tiêu cực lên sức khỏe, cuộc sống và công việc của bạn. Thay vì cứ chịu đựng đêm này qua đêm khác, có nhiều cách hiệu quả để bạn có thể điều trị, cải thiện và vượt qua.

Bạn hiểu như thế nào về mất ngủ?

Mỗi người có một nhu cầu ngủ khác nhau nên hầu như khó xác định chính xác mức độ không ngủ được như thế nào thì được xem là mất ngủ. Tuy nhiên, đặc điểm cốt lõi của bệnh mất ngủ (insomnia) là nó khiến người mắc không ngủ được như mong muốn đến mức phải khó chịu, đau khổ, mệt mỏi cũng như mang đến các tác động tiêu cực khác cho sức khỏe.

Điều trị ngủ rũ như thế nào?

Ngủ rũ có thể điều trị được nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị ngủ rũ có thể bắt đầu bằng cách dùng một số loại thuốc và kết hợp thay đổi một số thói quen hàng ngày cũng như lối sống có thể góp phần hỗ trợ điều trị. Nhìn chung, việc điều trị ngủ rũ có thể mang lại kết qua khả quan, qua đó hạn chế một số triệu chứng cũng như các bất tiện của bệnh trong cuộc sống.

Ngủ rũ: nguyên nhân và chẩn đoán.

Nguyên nhân gây ra ngủ rũ thường tùy thuộc vào chứng ngủ rũ mắc phải. Tuy nhiên, dù là loại nào đi nữa thì ngủ rũ cũng có liên quan đến vùng hạ đồi (Hypothalamus), một khu vực trong não có chức năng kiểm soát giờ giấc ngủ thức.

Tìm hiểu về chứng ngủ rũ

Ngủ rũ (narcolepsy) là một tình trạng bệnh lý khi não bộ mất kiểm soát việc ngủ - thức khiến người mắc chứng ngủ rũ thường ngủ gà gật suốt ngày, cùng nhiều triệu chứng khác. Đây là một chứng bệnh khá nghiêm trọng và có nhiều tác hại. Tuy nhiên, chứng ngủ rũ lại có thể được điều trị khá tốt bằng nhiều phương pháp.