Rối loạn vận động chân tay định kỳ khi ngủ

Rối loạn vận động chân tay định kỳ khi ngủ là một dạng rối loạn vận động trong đó chân và tay thường xuyên chuyển động theo chu kỳ lặp đi lặp lại trong lúc ngủ. Những lần chuyển động chân tay này làm bạn thức giấc, gián đoạn giấc ngủ. Tình trạng này còn được gọi bằng tên gọi khác là hội chứng co giật cơ liên quan đến giấc ngủ.

Rối loạn vận động chân tay định kỳ khi ngủ (Periodic limb movements of sleep - PLMS) thường đi kèm với hội chứng chân không yên (Restless legs syndrome - RLS).

PLMS thường liên quan đến hai chân với các chuyển động, co giật ở ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối và ở hông. Một số người cũng bị co giật ở hai tay. Rối loạn vận động chân tay khi ngủ thường có liên quan đến hội chứng chân không yên (có đến 80-90%) hoặc một số tình trạng bệnh lý đi kèm như:

Điểm khác biệt giữa rối loạn vận động tay chân định kỳ (PLMD) và rối loạn vận động chân tay định kỳ khi ngủ (PLMS)

Mặc dù hai hội chứng này có tên tương tư và có các triệu chứng gần giống nhau, nhưng PLMD và PLMS là hai hội chứng khác biệt. Bác sĩ sẽ chẩn đoán là PLMD nếu không tìm được bất kỳ một vấn đề sức khỏe nào gây ra các cơn co giật này. Ngược lại, bác sĩ sẽ chẩn đoán là PLMS nếu các rối loạn co giật này đi kèm với một vấn đề sức khỏe nào đó.

PLMD thì hiếm gặp trong khi PLMS thì phổ biến hơn. Ước tính PLMD và PLMS ảnh hưởng đến từ 4 – 11% người lớn và từ 5 – 8% trẻ em.

Triệu chứng

Những người mắc PLMS thường phải tìm kiếm sự can thiệp y tế vì thường xuyên bị mất ngủ và buồn ngủ hoặc mệt mỏi ban ngày quá mức.

Trong quá trình ngủ, người mắc PLMD hoặc PLMS sẽ bị co giật ở chân hoặc tay cứ mỗi 20 – 40 giây và lặp lại nhiều lần như thế. Hầu hết người mắc không biết là mình đã cử động chân tay như vậy, mà thường do người ngủ cùng thuật lại.

Một số người mắc PLMS thường xuyên thức giấc và khó khăn để đi vào giấc ngủ do các cơn co giật chân, tay gây ra.

Nguyên nhân

Các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được câu trả lời chính xác về nguyên nhân gây ra rối loạn vận động chân tay khi ngủ. Các chuyên gia tin rằng, nó có thể liên quan đến một số vấn đề của tủy sống hoặc tủy sống gặp sự cố nào đó.

Ngoài ra một số loại thuốc có thể làm PLMS thêm trần trọng hơn như:

  • Thuốc chống trầm cảm như: mirtazapine, venlafaxine, sertraline, fluoxetine, amitriptyline.
  • Thuốc kháng histamines.
  • Thuốc chống loạn thần.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn vận động chân tay định kỳ khi ngủ

  • Tuổi tác: tuổi từ 65 trở lên có nguy cơ cao hơn.
  • Béo phì.
  • Hút thuốc lá.
  • Thiếu vận động thể chất.
  • Tiền sử gia đình có người mắc hội chứng RLS hay PLMS.
  • Bệnh về thần kinh có liên quan đến tiểu đường.
  • Bệnh thiếu máu.

Chẩn đoán rối loạn vận động chân tay định kỳ khi ngủ

Chuyên gia điều trị sẽ chẩn đoán rối loạn vận động chân tay định kỳ khi ngủ thông qua tiền sử gia đình và phương pháp đo đa ký giấc ngủ.

Đa ký giấc ngủ là phương pháp đo và theo dõi các hoạt động của cơ thể diễn ra trong quá trình ngủ. Các cảm biến được đeo vào cơ thể sẽ ghi nhận các hoạt động của não, tim, hệ hô hấp và các hệ thống khác trong lúc ngủ.

Nếu một người lớn có hơn 15 lần chuyển động, co giật chân tay trong một giờ và hơn 5 lần/giờ với trẻ em, họ Một sẽ được chẩn đoán là PLMS.

Một người sẽ được chẩn đoán là PLMD nếu bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân tiềm ẩn nào gây ra các cơn co giật này, như ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng chân không yên. Ngoài đa ký giấc ngủ, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại kiểm tra khác như xét nghiệm máu để loại trừ một số nguyên nhân.

Điều trị rối loạn vận động chân tay định kỳ khi ngủ

Không có một phương pháp điều trị cụ thể nào cho PLMS. Bác sĩ có thể kê toa cho bạn một số loại thuốc có thể giúp điều trị RLS, vì RLS có liên quan đến PLMS và thuốc điều trị RLS cũng có thể có hiệu quả khi điều trị PLMS. Một số loại thuốc có thể được kê đơn như: Pramipexole, Ropinirole, Rotigotine, Gabapentin, Pregabalin.

Các chuyên gia cũng đang nghiên cứu một số dòng thuốc khác để điều trị PLMS như Clonazepam, Melatonin, Valproate, Selegiline.

Nếu người mắc PLMS đang uống một loại thuốc chống trầm cảm nào đó có thể làm cho PLMS trầm trọng thêm, bác sĩ điều trị sẽ nghiên cứu để chuyển đổi một loại thuốc khác. Đừng tự ý ngưng dùng thuốc theo toa mà không hỏi trước ý kiến bác sĩ.

Kết quả đo đa ký giấc ngủ ở người mắc PLMS. (Nguồn:: WJMH :: World Journal of Men's Health)

 

Có thể ngăn ngừa rối loạn vận động chân tay định kỳ khi ngủ hay không?

Vì không biết được chính xác nguyên nhân của PLMS nên đến nay cũng chưa có cách nào để ngăn ngừa chúng. Một số phương pháp vệ sinh giấc ngủ hoặc loại trừ các yếu tố nguy cơ như bỏ thuốc lá, tăng cường vận động thể chất có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc PLMS.

Tiên lượng

Cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về các tác động dài hạn của rối loạn vận động chân tay định kỳ khi ngủ. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã có cũng cho thấy những người mắc các chứng rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ thường có xu hướng bị huyết áp cao, có thể làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ hay đau tim.

Một số người mang bệnh Parkinson có thể mắc PLMS hoặc PLMD như là một phần của bệnh Parkinson. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào cho thấy PLMS hoặc PLMD là giai đoạn sớm của bệnh Parkinson.

Nhiều chuyên gia tin rằng rối loạn vận động chân tay định kỳ khi ngủ là một dạng của rối loạn thần kinh bởi vì một vấn đề nào đó của tủy sống (thuộc hệ thần kinh) có thể là nguyên nhân gây ra PLMS.

Nguồn tham khảo

Periodic Limb Movements of Sleep (PLMS): Causes & Symptoms (clevelandclinic.org)

Cùng thể loại

Mất ngủ: chịu đựng hay điều trị?

Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng bệnh mất ngủ mang lại một số tác động tiêu cực lên sức khỏe, cuộc sống và công việc của bạn. Thay vì cứ chịu đựng đêm này qua đêm khác, có nhiều cách hiệu quả để bạn có thể điều trị, cải thiện và vượt qua.

Bạn hiểu như thế nào về mất ngủ?

Mỗi người có một nhu cầu ngủ khác nhau nên hầu như khó xác định chính xác mức độ không ngủ được như thế nào thì được xem là mất ngủ. Tuy nhiên, đặc điểm cốt lõi của bệnh mất ngủ (insomnia) là nó khiến người mắc không ngủ được như mong muốn đến mức phải khó chịu, đau khổ, mệt mỏi cũng như mang đến các tác động tiêu cực khác cho sức khỏe.

Điều trị ngủ rũ như thế nào?

Ngủ rũ có thể điều trị được nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị ngủ rũ có thể bắt đầu bằng cách dùng một số loại thuốc và kết hợp thay đổi một số thói quen hàng ngày cũng như lối sống có thể góp phần hỗ trợ điều trị. Nhìn chung, việc điều trị ngủ rũ có thể mang lại kết qua khả quan, qua đó hạn chế một số triệu chứng cũng như các bất tiện của bệnh trong cuộc sống.

Ngủ rũ: nguyên nhân và chẩn đoán.

Nguyên nhân gây ra ngủ rũ thường tùy thuộc vào chứng ngủ rũ mắc phải. Tuy nhiên, dù là loại nào đi nữa thì ngủ rũ cũng có liên quan đến vùng hạ đồi (Hypothalamus), một khu vực trong não có chức năng kiểm soát giờ giấc ngủ thức.

Tìm hiểu về chứng ngủ rũ

Ngủ rũ (narcolepsy) là một tình trạng bệnh lý khi não bộ mất kiểm soát việc ngủ - thức khiến người mắc chứng ngủ rũ thường ngủ gà gật suốt ngày, cùng nhiều triệu chứng khác. Đây là một chứng bệnh khá nghiêm trọng và có nhiều tác hại. Tuy nhiên, chứng ngủ rũ lại có thể được điều trị khá tốt bằng nhiều phương pháp.

Rối loạn giấc ngủ làm việc theo ca

Chỉ với một đêm mất ngủ, chúng ta đã rất mệt mỏi và đờ đẫn. Với những người phải làm việc theo ca, thường xuyên phải thức đêm và ngủ ngày, làm thế nào để họ có thể vượt qua và bảo vệ sức khỏe của mình?