Điều trị rối loạn cận giấc ngủ như thế nào?

Điều trị các chứng mất ngủ giả thường bắt đầu bằng việc xác định và giải quyết các nguyên nhân đã gây ra chúng. Đó có thể là các vấn đề về giấc ngủ, vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trong cơ thể, cũng như tác dụng của các loại thuốc đã gây ra mất ngủ giả. Phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào việc chứng mất ngủ giả mắc phải xảy ra trong giai đoạn giấc ngủ NREM hay REM.

Các triệu chứng cơ bản của rối loạn cận giấc ngủ

Mỗi loại rối loạn cận giấc ngủ có những đặc điểm và nguyên nhân riêng. Tuy nhiên, tựu trung các chứng rối loạn cận giấc ngủ có những triệu chứng cơ bản như:

  • Khó ngủ liên tục suốt đêm.
  • Thức dậy bối rối, hoảng sợ hay mất phương hướng.
  • Mệt mỏi vào ban ngày.
  • Có các vết bầm, vết cắt hoặc thương tích trên cơ thể mà không nhớ là bị khi nào.
  • Người ngủ cùng kể lại rằng bạn đã có những hành vi, cử chỉ, lời nói mà bạn không hề nhớ đã thực hiện khi nào.

Hình ảnh ghi nhận giấc ngủ N3 của một bệnh nhân với nhiều hành động bất thường trong lúc ngủ: ngời dậy, mở to mắt, kêu la và di chuyển tay chân không mục đích. 

Các nguyên nhân gây ra rối loạn cận giấc ngủ

Nguyên nhân gây ra rối loạn cận giấc ngủ có thể được phân ra thành 2 nhóm chính bao gồm: các tác nhân làm gián đoạn giấc ngủ và các vấn đề sức khỏe khác trong cơ thể.

Các nguyên nhân làm gián đoạn giấc ngủ bao gồm:

  • Khó đi vào giấc ngủ
  • Thiếu ngủ, xáo trộn giờ giấc ngủ, ngủ không điều độ như bay lệch múi giờ, làm việc theo ca.
  • Sử dụng một số loại thuốc bao gồm cả những thuốc an thần (zolpidem), thuốc trị trầm cảm (amitriptyline, bupropion, paroxetine, mirtazapine), thuốc trị rối loạn tâm thần (quetiapine, olanzapine), thuốc trị cao huyết áp (propranolol, metoprolol), thuốc trị động kinh (topiramate), thuốc trị hen suyễn, dị ứng (montelukast), thuốc trị nhiễm trùng (fluoroquinolones).
  • Các vấn đề sức khỏe khác làm gián đoạn giấc ngủ như: hội chứng chân không yên, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, đau nhức, chứng ngủ rũ, rối loạn nhịp sinh học, rối loạn vận động chân tay theo chu kỳ, thiếu ngủ.
  • Chu kỳ ngủ - thức không trưởng thành đầy đủ (với trẻ em).

Các vấn đề sức khỏe khác gây ra rối loạn cận giấc ngủ:

  • Sốt cao
  • Căng thẳng, stress.
  • Sử dụng hay lạm dụng cồn và các chất gây nghiện.
  • Chấn thương đầu.
  • Có thai hoặc trong thời gian hành kinh.
  • Sự di truyền qua các thế hệ. Nếu có người trong gia đình có tiền sử mắc một. chứng rối loạn cận giấc ngủ nào đó, bạn cũng sẽ có nhiều khả năng mắc phải.
  • Các loại bệnh viêm như viêm não.
  • Các loại bệnh tâm thần như bệnh trầm cảm, lo âu và rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
  • Các bệnh về thần kinh: bệnh Parkinson, bệnh mất trí nhớ thể Lewy, đột quỵ, teo đa hệ thống, chứng đau nửa đầu, mất điều hòa vận động tiểu não loại 3.

Chẩn đoán rối loạn cận giấc ngủ như thế nào?

Để chẩn đoán chứng rối loạn cận giấc ngủ, các bác sĩ sẽ cần biết tiền sử bệnh tật gia đình, các triệu chứng, lịch ngủ thức hàng ngày, việc sử dụng rượu bia, chất gây nghiện hoặc các loại thuốc men đang được sử dụng. Những thông tin từ người ngủ cùng và người thân trong gia đình về những hành vi mà người mắc thực hiện trong lúc ngủ là rất quan trọng để chẩn đoán.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ chỉ định thực hiện những bài kiểm tra như: nghiên cứu đa ký giấc ngủ, đo điện não đồ hoặc điện não đồ video trong lúc ngủ, kiểm tra thần kinh thông qua các phương pháp chụp CT hoặc MRI để phát hiện các vấn đề thần kinh tiềm ẩn đã gây ra các triệu chứng.

Kết quả đa ký giấc ngủ bệnh nhân mắc chứng mất ngủ giả với sự gia tăng nhịp tim và nhịp thờ và thay đổi sóng não. 

Điều trị rối loạn cận giấc ngủ như thế nào?

Điều trị các chưng rối loạn cận giấc ngủ thường bắt đầu bằng việc xác định và giải quyết các nguyên nhân đã gây ra chúng. Đó có thể là các vấn đề về giấc ngủ, vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn trong cơ thể cũng như tác dụng của các loại thuốc đã gây ra rối loạn cận giấc ngủ. Phương pháp điều còn tùy thuộc vào việc chứng rối loạn cận giấc ngủ mắc phải diễn ra trong giai đoạn giấc ngủ nào: NREM hay REM.

Hướng tiếp cận chung để điều trị các chứng rối loạn cận giấc ngủ xảy ra trong cả hai loại giấc ngủ NREM và REM là  thực hành và duy trì các thói quen vệ sinh giấc ngủ như, ngủ đủ giấc từ 7-9 tiếng, duy trì nhịp ngủ - thức đều đặn, đúng giờ, hạn chế ánh sáng khi ngủ, nhiệt độ phòng mát mẻ, tránh các chất kích thích, rượu bia, tránh luyện tập nặng trước khi ngủ. Uống các loại thuốc kê đơn theo chỉ dẫn của chuyên gia.

Bên cạnh đó, với các chứng rối loạn cận giấc ngủ xảy ra trong giấc ngủ NREM, các loại thuốc kê đơn thường không được chỉ định sử dụng. Tuy nhiên, nếu phải sử dụng thì các thuốc an thần (benzodiazepin) được lựa chọn để điều trị cho các chứng rối loạn cận giấc ngủ kéo dài hoặc gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, còn có thể sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm, các liệu pháp tâm lý như thôi miên, thư giãn hoặc liệu pháp nhận thức hành vi và liệu pháp tâm lý để điều trị rối loạn cận giấc ngủ.

Với các chứng rối loạn cận giấc ngủ xảy ra trong giấc ngủ REM, thuốc clonazepam và Melatonin thường được chỉ định sử dụng để kiểm soát các chứng rối loạn này. Nhìn chung các bác sĩ sẽ thảo luận để tìm ra phương pháp điều trị, loại thuốc điều trị tốt nhất hoặc áp dụng hướng tiếp cận tâm lý cho từng loại rối loạn cận giấc ngủ mà bạn gặp phải, cũng như tương ứng với cơ địa và tiền sử bệnh tật của từng người.

Đối với trẻ em, các chứng rối loạn cận giấc ngủ thường thấy phần nhiều xảy ra trong giấc ngủ NREM, và nó sẽ tự mất đi khi chúng bước vào tuổi dậy thì. Các bậc cha mẹ chỉ cần đơn giản là bình tĩnh. Các loại thuốc men ít khi cần dùng đến, tuy nhiên nếu buộc phải dùng đến thuốc cũng chỉ nên sử dụng trong từ 3-6 tuần. Các loại thuốc thường được sử dụng là các thuốc an thần benzodiazepin hoặc thuốc chống lo âu.

Một số lưu ý giúp ngăn ngừa các tác hại của rối loạn cận giấc ngủ

  • Khóa hoặc di chuyển tất cả các vật bén nhọn hoặc các mối nguy hiểm ra khỏi không gian ngủ của bạn để tránh bị tổn thương.
  • Chú ý những chiếc đèn bàn: cần lựa chọn những lọai an toàn.
  • Sử dụng tấm lót sàn giúp giảm nguy cơ chấn thương.
  • Bọc một lớp đệm cho các cạnh, các góc nhọn của của các vật dụng trong gia đình để tránh thương tích do đâm vào, va chạm.
  • Sử dụng các ly tách nhựa, chai nhựa nếu cần mang nước vào phòng ngủ.
  • Lắp chuông báo động vào của chính và cửa sổ cho người  mộng du.
  • Ngủ riêng đối với những người mắc các chứng rối loạn cận giấc ngủ có các hành vi bạo lực, hung hăng.

Ngăn ngừa chứng rối loạn cận giấc ngủ như thế nào?

Có thể thấy, một số chứng rối loạn cận giấc ngủ rất khó để phòng ngừa, đặc biệt là những loại có nguyên nhân từ các bệnh lý thần kinh, các vấn đề sức khỏe tâm thần hoặc do di truyền. Tuy nhiên, một số loại bệnh rối loạn cận giấc ngủ khác có thể được phòng ngừa thông qua nhiều cách tiếp cận và các phương pháp đã nêu như: vệ sinh giấc ngủ, ngủ đủ, ngủ đúng giờ đều đặn, hạn chế cồn và các chất kích thích…

Ngoài ra bạn cũng có thể đến bác sĩ và nhờ xem xét và tư vấn đối với các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Trong số đó, có thể có loại thuốc nào đó có tác dụng làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Nếu điều đó xảy ra, bác sĩ có thể cân nhắc thay đổi một loại thuốc khác phù hợp hơn.

Nguồn tham khảo

Parasomnias: Causes, Symptoms, Types & Management (clevelandclinic.org)

Frontiers | Case Report: Parasomnia Overlap Disorder Induced by Obstructive Sleep Hypopnea Apnea Syndrome: A Case Report and Literature Review (frontiersin.org)

 

Cùng thể loại

Rối loạn vận động chân tay định kỳ khi ngủ

Rối loạn vận động chân tay định kỳ khi ngủ là một dạng rối loạn vận động trong đó chân và tay thường xuyên chuyển động theo chu kỳ lặp đi lặp lại trong lúc ngủ. Những lần chuyển động chân tay này làm bạn thức giấc, gián đoạn giấc ngủ. Tình trạng này còn được gọi bằng tên gọi khác là hội chứng co giật cơ liên quan đến giấc ngủ.

Mất ngủ: chịu đựng hay điều trị?

Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng bệnh mất ngủ mang lại một số tác động tiêu cực lên sức khỏe, cuộc sống và công việc của bạn. Thay vì cứ chịu đựng đêm này qua đêm khác, có nhiều cách hiệu quả để bạn có thể điều trị, cải thiện và vượt qua.

Bạn hiểu như thế nào về mất ngủ?

Mỗi người có một nhu cầu ngủ khác nhau nên hầu như khó xác định chính xác mức độ không ngủ được như thế nào thì được xem là mất ngủ. Tuy nhiên, đặc điểm cốt lõi của bệnh mất ngủ (insomnia) là nó khiến người mắc không ngủ được như mong muốn đến mức phải khó chịu, đau khổ, mệt mỏi cũng như mang đến các tác động tiêu cực khác cho sức khỏe.

Điều trị ngủ rũ như thế nào?

Ngủ rũ có thể điều trị được nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị ngủ rũ có thể bắt đầu bằng cách dùng một số loại thuốc và kết hợp thay đổi một số thói quen hàng ngày cũng như lối sống có thể góp phần hỗ trợ điều trị. Nhìn chung, việc điều trị ngủ rũ có thể mang lại kết qua khả quan, qua đó hạn chế một số triệu chứng cũng như các bất tiện của bệnh trong cuộc sống.

Ngủ rũ: nguyên nhân và chẩn đoán.

Nguyên nhân gây ra ngủ rũ thường tùy thuộc vào chứng ngủ rũ mắc phải. Tuy nhiên, dù là loại nào đi nữa thì ngủ rũ cũng có liên quan đến vùng hạ đồi (Hypothalamus), một khu vực trong não có chức năng kiểm soát giờ giấc ngủ thức.

Tìm hiểu về chứng ngủ rũ

Ngủ rũ (narcolepsy) là một tình trạng bệnh lý khi não bộ mất kiểm soát việc ngủ - thức khiến người mắc chứng ngủ rũ thường ngủ gà gật suốt ngày, cùng nhiều triệu chứng khác. Đây là một chứng bệnh khá nghiêm trọng và có nhiều tác hại. Tuy nhiên, chứng ngủ rũ lại có thể được điều trị khá tốt bằng nhiều phương pháp.