Để ngủ ngon cần tránh xa ánh sáng xanh

Khi phải tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng xanh, việc sản xuất melatonin của cơ thể bị gián đoạn và dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ.

Melatonin là một hormone được tạo ra từ tuyến tùng trong bộ não, giúp cơ thể bạn kiểm soát chu kỳ giấc ngủ hàng ngày. Khi phải tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng xanh, việc sản xuất melatonin của cơ thể bị gián đoạn và dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ. Khi lượng ánh sáng xanh bạn tiếp xúc giảm đi, cơ thể sẽ tăng cường sản sinh và giúp bạn ngủ dễ hơn.

Ánh sáng xanh đến từ đâu?
Ánh sáng xanh nằm ở phổ biến ánh sáng có thể được nhìn thấy và có bước sóng từ bước sóng từ 380nm đến 500nm. Có rất nhiều nguồn phát ánh sáng xanh trong không gian sống của chúng ta, bao gồm: ánh sáng mặt trời, đèn chiếu sáng, các thiết bị điện tử…

Ánh sáng xanh có hai loại, gồm: ánh sáng xanh ngọc có bước sóng 450nm đến 500nm, có thể giúp chúng ta trở nên tỉnh táo, tập trung tốt, tăng sự sảng khoái và hưng phấn; và ánh sáng xanh tím có bước sóng ngắn từ 380nm đến 450nm có hại cho mắt và gây rối loạn giấc ngủ.

Ti vi, máy tính, điên thoại và các loại đèn chiếu sáng hiện đại trong nhà là những nguồn ánh sáng xanh phổ biến trong phòng ngủ của chúng, ảnh hưởng đến giấc ngủ cảu chúng ta. Việc sử dụng các thiết bị này trong khoảng một tiếng trước khi ngủ khiến  bạn có nguy cơ mất ngủ nhiều hơn mất ngủ và suy giảm sức khỏe hơn so với những người không sử dụng.
Việc tiếp xúc với ánh sáng đèn LED từ màn hình máy tính vào buổi tối có ảnh hưởng đển chức năng sinh lý của cơ thể. Bên cạnh những lợi ích mà đèn LED mang lại, một số loại đèn LED có thể gây hại cho con người khi được sử dụng để làm đèn đường. Việc bạn tiếp xúc với ánh sáng mạnh vào buổi tối ngoài đường có thể dẫn đến việc bạn: ciảm thời gian ngủ. chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, cảm giác buồn ngủ nhiều hơn, ciảm hiệu quả làm việc vào ban ngày, béo phì.

Làm sao giảm ánh sáng xanh? 
Sử dụng một số loại kính mắt có màu đỏ vàng như màu hổ phách là cách đơn giản và hiệu quả nhất để tránh cho mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng xanh vào ban đêm. Những chiếc kính này có hiệu quả ngăn chặn ánh sáng xanh truyền đến giác mạc.

Đáng chú ý, những người đeo kính màu, cơ thể họ sản xuất cùng một lượng melatonin như những người tiếp xúc với ánh sáng mờ. Tương tự như vậy, kính chặn ánh sáng xanh đã được chứng minh có thể cải tiến lớn trong chất lượng giấc ngủ và trạng thái tâm lý.

Một cách phổ biến là cài đặt chương trình có tên f.lux trên máy tính. Chương trình này tự động điều chỉnh màu sắc phù hợp và độ sáng của màn hình dựa trên múi giờ. Các ứng dụng tương tự cũng có sẵn trên các điện thoại thông minh.

Một vài cách khác có thể mang lại hiệu quả bao gồm:

  • Tắt tất cả đèn trong nhà từ 1 đến 2 giờ trước khi đi ngủ
  • Sử dụng đèn đọc sách màu đỏ hoặc màu cam, không phát ra ánh sáng màu xanh
  • Giữ phòng ngủ của hoàn toàn tối hoặc sử dụng mặt nạ ngủ

Tổng hợp 

Cùng thể loại

Rối loạn vận động chân tay định kỳ khi ngủ

Rối loạn vận động chân tay định kỳ khi ngủ là một dạng rối loạn vận động trong đó chân và tay thường xuyên chuyển động theo chu kỳ lặp đi lặp lại trong lúc ngủ. Những lần chuyển động chân tay này làm bạn thức giấc, gián đoạn giấc ngủ. Tình trạng này còn được gọi bằng tên gọi khác là hội chứng co giật cơ liên quan đến giấc ngủ.

Mất ngủ: chịu đựng hay điều trị?

Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng bệnh mất ngủ mang lại một số tác động tiêu cực lên sức khỏe, cuộc sống và công việc của bạn. Thay vì cứ chịu đựng đêm này qua đêm khác, có nhiều cách hiệu quả để bạn có thể điều trị, cải thiện và vượt qua.

Bạn hiểu như thế nào về mất ngủ?

Mỗi người có một nhu cầu ngủ khác nhau nên hầu như khó xác định chính xác mức độ không ngủ được như thế nào thì được xem là mất ngủ. Tuy nhiên, đặc điểm cốt lõi của bệnh mất ngủ (insomnia) là nó khiến người mắc không ngủ được như mong muốn đến mức phải khó chịu, đau khổ, mệt mỏi cũng như mang đến các tác động tiêu cực khác cho sức khỏe.

Điều trị ngủ rũ như thế nào?

Ngủ rũ có thể điều trị được nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị ngủ rũ có thể bắt đầu bằng cách dùng một số loại thuốc và kết hợp thay đổi một số thói quen hàng ngày cũng như lối sống có thể góp phần hỗ trợ điều trị. Nhìn chung, việc điều trị ngủ rũ có thể mang lại kết qua khả quan, qua đó hạn chế một số triệu chứng cũng như các bất tiện của bệnh trong cuộc sống.

Ngủ rũ: nguyên nhân và chẩn đoán.

Nguyên nhân gây ra ngủ rũ thường tùy thuộc vào chứng ngủ rũ mắc phải. Tuy nhiên, dù là loại nào đi nữa thì ngủ rũ cũng có liên quan đến vùng hạ đồi (Hypothalamus), một khu vực trong não có chức năng kiểm soát giờ giấc ngủ thức.

Tìm hiểu về chứng ngủ rũ

Ngủ rũ (narcolepsy) là một tình trạng bệnh lý khi não bộ mất kiểm soát việc ngủ - thức khiến người mắc chứng ngủ rũ thường ngủ gà gật suốt ngày, cùng nhiều triệu chứng khác. Đây là một chứng bệnh khá nghiêm trọng và có nhiều tác hại. Tuy nhiên, chứng ngủ rũ lại có thể được điều trị khá tốt bằng nhiều phương pháp.