Bạn đã hiểu đúng về mộng du?

Mộng du được xếp vào nhóm rối loạn cận giấc ngủ. Trên thực tế, rối loạn cận giấc ngủ nằm ở ranh giới giữa ngủ và thức, đó là lý do tại sao các hành động vô thức xảy ra trong giai đoạn này bị xem là bất thường.

Xem thêm: Làm gì khi bạn gặp người mộng du?

Mộng du là gì?

Mộng du là một loại rối loạn hành vi liên quan đến việc người người mắc dù đang ngủ sâu nhưng vẫn thực hiện các hành động, cử chỉ, hành vi phức tạp... Các nghiên cứu ghi nhận mộng du thường xảy ra khi người bệnh đã ngủ sâu trên 1 giờ.

Những điểm trọng tâm nhận diện bản chất của mộng du:

  • Mộng du là một chứng rối loạn hành vi phức tạp, có thể xảy ra ở trẻ em lẫn người lớn nhưng phổ biến hơn ở trẻ em.
  • Mộng du thường xảy ra trong vài phút nhưng cá biệt có thể lâu hơn, kéo dài trong hàng giờ, đi liền với nhiều hành vi vô thức của người bệnh có thể gây nguy hiểm cho chính họ và người xung quanh.
  • Các yếu tố như di truyền, thiếu ngủ, tác dụng phụ của thuốc, căng thẳng mệt mỏi, môi trường ngủ có thể gây ra các cơn mộng du.
  • Mộng du dễ xảy ra với trẻ em hơn người lớn. Người có người thân trực hệ có tiền sử mộng du có khả năng mắc bệnh cao hơn.

Mộng du có phải là một loại rối loạn giấc ngủ?

Mộng du là một dạng rối loạn giấc ngủ, thường được gọi là rối loạn cận giấc ngủ (Parasomnias). Trên thực tế, rối loạn cận giấc ngủ nằm ở ranh giới giữa ngủ và thức, đó là lý do tại sao các hành động vô thức xảy ra trong giai đoạn giấc ngủ này bị xem là bất thường.

Mộng du được phân loại dựa trên cơ sở chúng xảy ra trong giai đoạn giấc ngủ nào trong một chu kỳ giấc ngủ.  Mộng du thường xảy ra trong các giấc ngủ NREM (Non Rapid Eye Movement), tức giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh, thường ở giai đoạn N3 của chu kỳ giấc ngủ, còn được gọi là giấc ngủ sâu. Ngoài mộng du, các biểu hiện của chứng rối loạn cận giấc ngủ còn bao gồm: nói hoặc rên rỉ khi ngủ, ác mộng, giấc ngủ kinh hoàng, thức giấc nửa tỉnh nửa mơ...

​Mộng du có triệu chứng ra sao?

Điều quan trọng cần nhận biết là ‘mộng du’ không giới hạn ở việc ‘đi trong lúc ngủ’ như tên gọi. Các giai đoạn mộng du có thể bao gồm nhiều hành động đơn giản hoặc phức tạp khác nhau, có thể kéo dài từ vài giây đến nửa giờ. Ít gặp các hành vi có tính chất bạo lực hoặc nghiêm trọng hơn như lái xe. Một số biểu hiện thường thấy:

  • Đi bộ hoặc chạy
  • Đôi mắt mở to, đờ đẫn với vẻ mặt trống rỗng
  • Lời nói có tính đáp ứng tối thiểu hoặc không mạch lạc, không rõ nghĩa, lảm nhảm.
  • Thực hiện các hành động thường ngày như: mặc quần áo, di chuyển đồ đạc v.v..
  • Tham gia vào hành vi tình dục
  • Đi tiểu ở những nơi không thích hợp

Một triệu chứng chính của chứng mộng du và các chứng rối loạn giấc ngủ NREM là người bệnh hầu như không bao giờ nhớ đã làm gì nên chỉ biết tình trạng của mình qua tường thuật của người thân trong gia đình hoặc bạn cùng nhà.

Nguyên nhân gây mộng du là gì?

Có nhiều yếu tố khác nhau gây ra chứng mộng du:

  • Di truyền và tiền sử gia đình: Các nghiên cứu cho thấy khoảng 22% trẻ em có thể bị mộng du dù người thân trực hệ không có tiền sử tình trạng này. Ngược lại, 47% trẻ em mộng du nếu cha hoặc mẹ đều có tiền sử bệnh và 61% trẻ em mộng du nếu cả cha lẫn mẹ đều mắc bệnh.
  • Thiếu ngủ: Thiếu ngủ có liên quan đến nguy cơ mắc chứng mộng du cao hơn, có thể là do dành nhiều thời gian hơn cho giấc ngủ sâu sau một thời gian thiếu ngủ.
  • Một số loại thuốc: Các loại thuốc có tác dụng an thần có thể đẩy con người vào trạng thái ngủ làm tăng nguy cơ mắc chứng mộng du.
  • Rượu: Uống rượu vào buổi tối có thể tạo ra sự mất ổn định trong các giai đoạn ngủ của một người và có thể làm tăng nguy cơ mộng du.
  • Tổn thương não: sưng não, viêm não có thể là tác nhân gây mộng du.
  • Sốt: Ở trẻ em, sốt được cho là nguyên nhân khiến mộng du dễ xảy ra hơn và có thể liên quan đến việc tăng số lượng các cơn kích động do bệnh tật gây ra trong đêm.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA): OSA là một chứng rối loạn giấc ngủ trong đó đường thở bị tắc nghẽn, gây ra những cơn ngưng thở ngắn trong khi ngủ. Những khoảng dừng này có thể xảy ra hàng chục lần mỗi đêm, tạo ra sự gián đoạn giấc ngủ có thể dẫn đến mộng du.
  • Hội chứng chân không yên (RLS - Restless Legs Syndrome): là loại rối loạn giấc ngủ gây ra cảm giác thôi thúc mạnh mẽ cử động chân tay, đặc biệt là chân khi nằm, gây ra tình trạng thức giấc vào ban đêm, từ đó có thể rơi vào giai đoạn mộng du.
  • Căng thẳng: Nhiều loại căng thẳng khác nhau có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn hoặc chập chờn gián đoạn, làm tăng xu hướng mộng du.

Mộng du có phải là bệnh phổ biến?

Vì người bệnh không nhớ gì nên việc xác định chính xác tần suất xảy ra của nó gặp khó khăn. Ngoài ra, các nghiên cứu định nghĩa mộng du theo nhiều cách khác nhau. Theo ước tính, tỉ lệ mộng du chiếm khoảng 1-15% dân số. Mộng du xảy nhiều hơn ở trẻ em so với người lớn.

Theo tài liệu của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, một nghiên cứu dài hạn tại John Hopkins University  cho thấy 29% trẻ em từ khoảng 2 đến 13 tuổi từng bị mộng du, độ tuổi mắc cao nhất là từ 10-13 tuổi.  Ở người lớn, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 4%.

Mặc dù mộng du thường xảy ra trong thời thơ ấu nhưng tình trạng này cũng có thể bắt đầu ở tuổi trưởng thành.

Mộng du có nguy hiểm không?

Mộng du thường không gây nguy hiểm đáng kể. Tuy nhiên, nguy hiểm có thể bắt nguồn từ những hành động vô thức của người bệnh cho chính họ và người xung quanh:

  • Bị chấn thương do vấp ngã hoặc va chạm với xung quanh khi đi hoặc chạy.  
  • Xử lý sai vật sắc nhọn hoặc cố gắng dịch chuyển đồ đạc có khối lượng lớn, nhiệt độ cao, lái xe v.v. Đôi khi hành vi bạo lực có thể gây ra gây hại cho người mộng du hoặc người khác.
  • Qua lời kể của người khác, các hành động trong giai đoạn mộng du có thể gây ra sự bối rối, xấu hổ hoặc tổn thương tinh thần. Ví dụ: thực hiện hành vi khiêu dâm, thủ dâm, đi tiểu không đúng chỗ v..v.
  • Mộng du có thể gây ra hậu quả cho người thân, đôi khi gây hiểu lầm dẫn đến bạo lực v.v.

Theo Sleep Foundation, John Hopkins Medicine

Nguồn tham khảo

Sleepwalking: What is Somnambulism? | Sleep Foundation

Parasomnias: Sleepwalking | Johns Hopkins Medicine

Cùng thể loại

Rối loạn vận động chân tay định kỳ khi ngủ

Rối loạn vận động chân tay định kỳ khi ngủ là một dạng rối loạn vận động trong đó chân và tay thường xuyên chuyển động theo chu kỳ lặp đi lặp lại trong lúc ngủ. Những lần chuyển động chân tay này làm bạn thức giấc, gián đoạn giấc ngủ. Tình trạng này còn được gọi bằng tên gọi khác là hội chứng co giật cơ liên quan đến giấc ngủ.

Mất ngủ: chịu đựng hay điều trị?

Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng bệnh mất ngủ mang lại một số tác động tiêu cực lên sức khỏe, cuộc sống và công việc của bạn. Thay vì cứ chịu đựng đêm này qua đêm khác, có nhiều cách hiệu quả để bạn có thể điều trị, cải thiện và vượt qua.

Bạn hiểu như thế nào về mất ngủ?

Mỗi người có một nhu cầu ngủ khác nhau nên hầu như khó xác định chính xác mức độ không ngủ được như thế nào thì được xem là mất ngủ. Tuy nhiên, đặc điểm cốt lõi của bệnh mất ngủ (insomnia) là nó khiến người mắc không ngủ được như mong muốn đến mức phải khó chịu, đau khổ, mệt mỏi cũng như mang đến các tác động tiêu cực khác cho sức khỏe.

Điều trị ngủ rũ như thế nào?

Ngủ rũ có thể điều trị được nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị ngủ rũ có thể bắt đầu bằng cách dùng một số loại thuốc và kết hợp thay đổi một số thói quen hàng ngày cũng như lối sống có thể góp phần hỗ trợ điều trị. Nhìn chung, việc điều trị ngủ rũ có thể mang lại kết qua khả quan, qua đó hạn chế một số triệu chứng cũng như các bất tiện của bệnh trong cuộc sống.

Ngủ rũ: nguyên nhân và chẩn đoán.

Nguyên nhân gây ra ngủ rũ thường tùy thuộc vào chứng ngủ rũ mắc phải. Tuy nhiên, dù là loại nào đi nữa thì ngủ rũ cũng có liên quan đến vùng hạ đồi (Hypothalamus), một khu vực trong não có chức năng kiểm soát giờ giấc ngủ thức.

Tìm hiểu về chứng ngủ rũ

Ngủ rũ (narcolepsy) là một tình trạng bệnh lý khi não bộ mất kiểm soát việc ngủ - thức khiến người mắc chứng ngủ rũ thường ngủ gà gật suốt ngày, cùng nhiều triệu chứng khác. Đây là một chứng bệnh khá nghiêm trọng và có nhiều tác hại. Tuy nhiên, chứng ngủ rũ lại có thể được điều trị khá tốt bằng nhiều phương pháp.