Tại sao phụ nữ cần ngủ nhiều hơn nam giới ?

So với nam giới, phụ nữ gặp nhiều vấn đề trong giấc ngủ hơn khiến giấc ngủ thường không trọn vẹn. Nhiều chuyên gia tin rằng, nhiều phụ nữ dành nhiều hơn thời gian để ngủ, gồm cả những giấc ngủ ngắn ban ngày, để bù lại cho tình trạng thiếu ngủ hoặc ngủ chập chờn, ngủ không sâu mà họ gặp phải do tác động từ nhiều yếu tố.

Những yếu tố tác động đến giấc ngủ của phụ nữ.

Tác động của nội tiết tố (hormone)

Sự biến động của của các nội tiết tố trong cơ thể vào các kỳ kinh nguyệt thường khiến phụ nữ rất khó ngủ, đặc biệt là trong những ngày sắp có kinh. Tình trạng tương tự diễn ra trong thời gian mang thai khi lượng hormone thay đổi, đặc biệt trong 3 tháng cuối thay kỳ. Giai đoạn này, phụ nữ thường phải trải qua nhiều cảm giác khó chịu như mệt mỏi, ngủ gục, tiểu tiện thường xuyên, hội chứng chân không yên hay gặp khó khăn trong hô hấp đều khiến giấc ngủ bị gián đoạn và thiếu ngủ.

Các giai đoạn tiếp theo ở thời kỳ tiền mãn kinh hay mãn kinh, phụ nữ thường gặp các chứng nóng bứt và đổ mồ hôi đêm khiến họ khó ngủ. Bên cạnh đó, sau khi mãn kinh, phụ nữ thường có nguy cơ cao mắc chứng ngưng thở khi  ngủ làm giấc ngủ giảm chất lượng cũng như gây ra mệt mỏi.

Việc nhà và vai trò nội trợ

So với nam giới phụ nữ thường dành ít thời gian cho các công việc được trả lương và dành nhiều thời gian hơn cho các công việc không được trả lương. Đó phần lớn là các công việc nội trợ, chăm sóc con cái, người thân.

Mặc dù làm việc nhà có thể mang lại cho phụ nữ nhiều thời gian để ngủ so với làm việc tại công sở, tuy nhiên giấc ngủ của họ vẫn không đầy đủ và thường bị gián đoạn do trách nhiệm chăm sóc gia đình.

Sự khác biệt trong cách nhìn về giấc ngủ

Phụ nữ có cách nhìn nhận về giấc ngủ khác với nam giới. Điều này có thể lý giải phần nào sự khác biệt trong nhu cầu ngủ của từng giới.

Theo đó, phụ nữ thường có ý thức chăm sóc sức khỏe tốt hơn nam giới. Họ thường ít có các hành vi và thói quen gây hại đến sức khỏe. Ví dụ khi đi ngủ, phụ nữ thường có xu hướng lên giường sớm hơn vào mỗi tối. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng thường chủ động sắp xếp thời gian để ngủ trưa nhiều hơn nam giới. Những giấc ngủ ngắn vào ban ngày làm tổng số giờ ngủ của phụ nữ nhiều hơn nam giới, tuy nhiên cũng làm cho họ khó ngủ hơn vào ban đêm.

Phụ nữ có nguy cơ cao mắc các chứng rối loạn giấc ngủ

Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường có nguy cơ mắc chứng mất ngủ cao hơn đến 40% so với nam giới. Đây cũng là một lý do giải thích khá thuyết phục vì sao phụ nữ cần ngủ nhiều để bù đắp lại khoảng thời gian trằn trọc trên giường do khó ngủ.

Phụ nữ cũng có nguy cơ mắc hội chứng chân không yên, ngưng thở khi ngủ cao hơn so với nam giới, vốn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ.

Nhìn chung phụ nữ thường có xu hướng đi vào giấc ngủ nhanh hơn nam giới và dành nhiều thời gian cho giai đoạn ngủ sâu. Điều này có thể một phần vì họ có nhu cầu ngủ cao hơn, hoặc có thể đơn giản là họ cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn  nam giới. Tuy nhiên, đến giai đoạn mãn kinh, mọi thứ  lại thay đổi khi phụ nữ thường mất nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ cũng như có ít thời gian ngủ sâu hơn  nam giới. 

Giấc ngủ thay đổi như thế nào trong suốt cuộc đời phụ nữ?

Sự khác biệt về giới tính trong giấc ngủ đã bắt đầu xuất hiện từ thuở dậy thì. Từ thời trung học, các nữ sinh đã có xu hướng ngủ ít hơn 8 tiếng như khuyến cáo so với các nam sinh và có nhiều nguy cơ mắc chứng trầm cảm đi kèm. Tình trạng này vẫn tiếp tục đeo bám phụ nữ trong những giai đoạn sau của cuộc đời, thể hiện ở những thời điểm quan trọng có sự biến đổi nội tiết tố mạnh như có kinh nguyệt, mang thai hay mãn kinh.

Khi đến kỳ kinh nguyệt, khoảng 1/3 phụ nữ cảm thấy đau đầu, đầy hơi hay chuột rút và những cảm giác khó chịu này làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giấc ngủ của họ. Dù tổng thời gian ngủ trong suốt kỳ kinh nguyệt hầu như không đổi, tuy nhiên phần lớn phụ nữ đều cho biết họ ngủ kém hơn trong khoảng một tuần trước kỳ kinh. Khi gặp hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), nhiều phụ nữ trải qua cho biết họ thường gặp những giấc mơ không mong muốn, mệt mỏi, buồn ngủ và kém tập trung trong suốt giai đoạn này.

Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ cũng có nhiều khả năng gặp vấn đề trong giấc ngủ, đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ, khi các triệu chứng như đau nhức, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, hội chứng chân không yên, mất kiểm soát  đại tiện hay tiểu tiện diễn ra thường xuyên. Tình trạng gián đoạn giấc ngủ này tiếp tục kéo dài đến sau khi sinh, khi lượng hormone trong cơ thể giảm đi. Sự sụt giảm đột ngột của lượng hormone kết hợp với việc phải nuôi một đứa trẻ sơ sinh càng khiến giấc ngủ đêm của người mẹ “nghèo” đi và gây buồn ngủ vào ban ngày.

Phụ nữ cũng có xu hướng nhận thức và diễn tả các triệu chứng bệnh liên quan đến giấc ngủ khác nam giới. Ví dụ, khi đi khám bệnh do nghi ngờ mắc chứng ngưng thở khi ngủ, phụ nữ lại tập trung vào các triệu chứng liên quan đến sự mệt mỏi hoặc trầm cảm. Trong khi đó, nam giới thường mô tả các dấu hiệu liên quan đến ngáy hoặc thở hổn hển, vốn là các dấu hiệu đặc trưng của chứng ngưng thở khi ngủ. Điều này có thể dẫn đến nhiều trường hợp phụ nữ không được chẩn đoán bệnh hoặc chẩn đoán sai thành bệnh mất ngủ.

Nhìn chung các  rối loạn trong sức khỏe giấc ngủ thường khá phổ biến đối với phụ nữ và biến đổi theo thời gian trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, vẫn có một số phương pháp có thể giúp cải thiện giấc ngủ cho phụ nữ như: thực hành vệ sinh giấc ngủ, hạn chế các chất kích thích như cồn hay caffeine, thuốc lá, hạn chế ngủ ngày, luyện tập đều đặn mỗi ngày và tuân thủ giờ đi ngủ… sẽ giúp phụ nữ có được chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

 

Nguồn tham khảo

Do Women Need More Sleep Than Men? It Depends on Who You Ask (healthline.com)

Women & Sleep: Needs, Disorders, & Recommendations | Sleep Foundation

How Is Sleep Different For Men and Women? | Sleep Foundation

Cùng thể loại

Giấc mơ có ảnh hưởng đến giấc ngủ hay không?

Hầu hết chúng ta đều mơ khi ngủ. Sẽ là không bình thường nếu bạn hoàn toàn không mơ bao giờ khi ngủ. Dù vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng giấc mơ là một phần quan trọng trong sức khỏe giấc ngủ. Giấc mơ có tác động đến giấc ngủ theo nhiều cách có lợi và cả có hại.

Tìm hiểu những bí ẩn trong ý nghĩa của giấc mơ

Các giấc mơ là vô cùng đa dạng, không ai giống ai. Tuy nhiên, trong thế giới của những giấc mơ vẫn có những mô-típ, khuôn mẫu chung và những chủ đề cùng xuất hiện một cách phổ biến trong giấc mơ của đa số mọi người, dẫu thậm chí khác nhau về giới tính, dân tộc hay nền văn hóa. Vậy những giấc mơ phổ biến này liệu có mang một ý nghĩa nào không?

Các phương pháp giải mã ý nghĩa giấc mơ

Nếu như cơ chế tạo ra giấc mơ, tổ chức giấc mơ và khả năng kể chuyện của giấc mơ khiến các nhà khoa học thần kinh tập trung giải đáp thì ý nghĩa của giấc mơ lại là mối bận tâm của các nhà tâm lý học. Cho đến nay, liệu giấc mơ có mang một ý nghĩa nào không hay chỉ thuần túy là một hoạt động ngẫu nhiên của não vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.

Giải mã những bí ẩn của giấc mơ

Giấc mơ hầu như vẫn là miền đất bí ẩn chưa được khám phá. Dù có nhiều bước tiến đáng kể, nhưng giới khoa học vẫn hầu như chưa hiểu được nhiều về cả giấc ngủ lẫn giấc mơ. Ngay cả câu hỏi cơ bản nhất: tại sao chúng ta lại mơ vẫn còn đang là điều gây tranh cãi.

Giấc ngủ ở nam và nữ giới khác nhau như thế nào?

Nhìn chung cả nam và nữ giới ở tuổi trưởng thành đều có nhu cầu ngủ gần tương đương nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số khác biệt trong cách ngủ giữa phụ nữ và nam giới có nguyên nhân từ đặc điểm sinh học tự nhiên cũng như vị trí xã hội của cả hai giới.

Tại sao phụ nữ bị mất ngủ nhiều hơn?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mất ngủ ở phụ nữ cao hơn nam giới. Một số ước tính cho thấy nguy cơ mất ngủ trong suốt cuộc đời của phụ nữ cao hơn nam giới đến 40%. Các chuyên gia cho rằng tình trạng mất ngủ phổ biến ở phụ nữ xuất phát từ nhiều nguyên nhân liên quan đến giới tính cũng như nhiều yếu tố khác.