Các phương pháp giải mã ý nghĩa giấc mơ

Nếu như cơ chế tạo ra giấc mơ, tổ chức giấc mơ và khả năng kể chuyện của giấc mơ khiến các nhà khoa học thần kinh tập trung giải đáp thì ý nghĩa của giấc mơ lại là mối bận tâm của các nhà tâm lý học. Cho đến nay, liệu giấc mơ có mang một ý nghĩa nào không hay chỉ thuần túy là một hoạt động ngẫu nhiên của não vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.

Các lý thuyết phân tích ý nghĩa của giấc mơ

Ngược dòng lịch sử hơn 100 năm trước, năm 1899 nhà tâm lý học Sigmund Freud đã cho xuất bản cuốn sách mang tính đột phá “Giải thích những giấc mơ”. Theo đó, Freud cho rằng giấc mơ có bản chất là những ẩn ức về các mong muốn, khao khát chưa được thỏa mãn trong đời sống thực của người mơ.  Theo Freud về cơ bản, giấc mơ được tạo thành từ 2 loại thông tin cơ bản là:

  • Những nội dung bề nổi: là những gì được thể hiện ra trong giấc mơ.
  • Những nội dung tiềm ẩn: là các ý nghĩa chiều sâu được chuyển tải ngầm thông qua các biểu tượng, hình ảnh bề nổi của giấc mơ.

Nhà tâm lý học Sigmund Freud (1856 - 1939)

Theo lý thuyết của Freud, mọi người có thể tìm ra những ý nghĩa ngầm ẩn giấu đằng sau những giấc mơ bằng  một phương pháp gọi là liên kết tự do (các ý tưởng) (free assocation).  Theo phương pháp này, bạn sẽ nói một cách cởi mở về tất cả mọi thứ, sự vật, biểu tượng… có liên quan đến các hình ảnh và sự kiện đã gặp trong giấc mơ. Bằng cách này, bạn sẽ bộc lộ những mong ước thầm kín ẩn giấu sâu trong tiềm thức của mình. 

Tiếp đến có thể kể đến Carl Jung. Cũng như Freud, Jung cho rằng giấc mơ bắt rễ sâu từ trong cõi vô thức của con người và có thể giúp chữa lành nhiều vấn đế cho người mơ nếu hiểu đúng ý nghĩa của giấc mơ.

Theo phương pháp của Jung, giấc mơ thể hiện cái cách mà một cá nhân đánh mất sự cân bằng trong đời sống của mình. Theo cách phân tích của Jung, mỗi khía cạnh của giấc mơ đều thể hiện một điều gì đó trong tâm lý người mơ. Do vậy có thể xem giấc mơ là một nỗ lực của người mơ để giao tiếp, liên lạc với chính bản thân mình về những điều thầm kín đã cản trở họ phát triển một cách đầy đủ và toàn diện.

Các nghiên cứu giấc mơ hiện đại thường tập trung vào cách thức mà người mơ phản ứng lại với nội dung của giấc mơ cả trong lúc mơ và lúc tỉnh dậy. Phương pháp này thường được gọi là lý thuyết giấc mơ đồng sáng tạo.

Cốt lõi của phương pháp này là ý tưởng cho rằng ý nghĩa của giấc mơ không nằm trong chính giấc mơ, thay vào đó, bạn sáng tạo ra ý nghĩa của giấc mơ bằng cách phân tích những phản ứng của mình với các hình ảnh sự kiện có trong giấc mơ.

Có thể hiểu đơn giản hơn bằng một ví dụ như: bạn chia sẻ với người điều trị của mình về cái cách mà cái tôi trong giấc mơ (dream ego) cảm giác như thế nào khi bắt đầu giấc mơ. Cái tôi trong giác mơ là cái phiên bản, nhân vật mà bạn đóng vai trong giấc mơ. Tiếp đó bạn cùng nhà trị liệu sẽ phác thảo nên cốt truyện cơ bản mà giấc mơ để kể, bỏ qua các tiểu tiết như thời gian, địa điểm. Sau đó bạn thử kiểm tra xem cái tôi của bạn đẽ phản ứng thế nào với các sự kiện trong giấc mơ.

Bạn sẽ đặt những câu hỏi như: “Tôi phản ứng như thế nào trước những hiểm họa đặt ra trong giấc mơ?” Hay “Những hình ảnh trong giấc mơ đã thay đổi như thế nào trước cảm xúc và hành động của tôi?”. Sau cùng, bạn và nhà trị liệu sẽ cùng khám phá ra liệu trong cuộc sống thực, bạn có đang sử dụng các phản ứng và chiến thuật tương tự hay không, và chúng có thành công hay thất bại trong cuộc đời thực.

Giải thuyết của Calvin S. Hall năm 1950 cho rằng giấc mơ cũng giống như một vở diễn, dựa trên chất liệu là cái cách mà người mơ ý thức về bản thân mình, về những người xung quanh, về các động lực và xung đột, vể chính môi trường sống của chính họ.

Các lý thuyết hiện đại lý giải giấc mơ thường tập trung vào cách tiếp cận khoa học thần kinh với các ý tưởng cốt lõi như:

Nội dung của giấc mơ có thể giúp người mơ giải quyết nhiều khó khăn đặt ra trong cuộc sống. Những giấc mơ trong giấc ngủ REM ví dụ, có thể giúp não xử lý các trải nghiệm thu nhận được khi thức và quản lý cảm xúc.

Nội dung của giấc mơ là cách bộ não hình thành và củng có trí nhớ, thông qua cơ chế chuyển đổi các ký ức tạm thời thành các ký ức dài hạn.

Nội dung giấc mơ cung cấp một tình huống giả định ảo, giúp người mơ có cơ hội “tập dợt” trước qua đó giúp cải thiện khả năng nhận thức và sáng tạo để đương đầu với nhiều sự kiện trong cuộc sống thật.

Một số ý kiến cho rằng “mơ là để quên”. Theo đó, giấc mơ là một cơ chế giúp não phân loại, chọn lọc thông tin và loại bỏ những thông tin tạp nhạp, dư thừa, không cần thiết.

Trong khi đó, một nghiên cứu mới đây của William Domhoff’s năm 2018 kết hợp việc nghiên cứu nội dung giấc mơ và chụp ảnh não cũng như đo điện não đồ lại cho thấy giấc mơ hầu như không có một chức năng cụ thể nào và có thể nó chỉ là một sản phẩm phụ trong hoạt động của não.

Một số mô hình phân tích ý nghĩa giấc mơ

Bạn có thể tự áp dụng một số phương pháp và nguyên tắc trong nghiên cứu để thử phân tích giấc mơ của mình. Mốt số phương pháp đòi hỏi bạn phải chia sẻ với nhóm hoặc với chuyên gia trị liệu .

Mô hình đánh giá giấc mơ Ulman

Theo mô hình của Montague Ullman, giấc mơ có thể được đánh giá thông qua các bước cơ bản như sau:

  • Bạn viết giấc mơ của mình ra và đọc to cho cả nhóm nghe.
  • Mọi người cùng cùng thảo luận về giấc mơ của bạn và khám phá những cảm xúc mà họ có thể cảm nhận được nếu như họ ở trong giấc mơ đó.
  • Bạn hồi đáp và thảo luận về bối cảnh thực của giấc mơ.
  • Một người nào đó sẽ đọc lại về giấc mơ của bạn và bạn có thể bổ sung thêm các chi tiết.
  • Mọi người trong nhóm sẽ cùng thảo luận và đề xuất mối liên hệ giữa giấc mơ của bạn và cuộc đời thật của bạn.

Lý thuyết của Ulman cho rằng nội dung giấc mơ có thể cung cấp cái nhìn sâu hơn về chính mình để giúp một người có thể thật hơn với chính mình trong cuộc đời thực.

Mô hình khám phá – thấu hiểu – hành động Hill

Mô hình khám phá – thấu hiểu – hành động (Hill’s exploration-insight-action model) của giáo sư Clara Hill, đại học Maryland diễn giải giấc mơ thực hiện trên cơ sở  kết hợp giữa người mơ và người trị liệu. Quy trình các bước thực hiện sẽ bao gồm:

  • Người mơ giải thích giấc mơ của mình với người trị liệu, cùng tìm một hình ảnh quan trọng nhất là chìa khóa của giấc mơ. Người mơ cũng sẽ thảo luận về những cảm giác mà giấc mơ gợi lên.
  • Người mơ và người trị liệu cùng thu thập những thông tin phản ánh nội tâm bên trong dựa trên nội dung mà giấc mơ mang lại.
  • Người trị liệu sẽ giúp người mơ xác định nếu có đủ khả năng để thay đổi, người mơ sẽ thay đổi giấc mơ của mình như thế nào.
  • Trên cơ sở nhận thức những thay đổi người mơ sẽ thực hiện trong nội dung giấc mơ , người mơ sẽ cân nhắc thực hiện những thay đổi tương tự trong cuộc đời thật.

Mô hình diễn giải giấc mơ của Hill nhắm đến thay đổi nhận thức – hành vi torng cuộc sống của người mơ và một kế hoạch hành động dựa trên nội dung của giấc mơ.

 

Nguồn tham khảo

Interpreting Dreams: Analysis Theories Plus 9 Common Dreams (healthline.com)

Dream Analysis and Interpretation | Sleep Foundation

Cùng thể loại

Giấc mơ có ảnh hưởng đến giấc ngủ hay không?

Hầu hết chúng ta đều mơ khi ngủ. Sẽ là không bình thường nếu bạn hoàn toàn không mơ bao giờ khi ngủ. Dù vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng giấc mơ là một phần quan trọng trong sức khỏe giấc ngủ. Giấc mơ có tác động đến giấc ngủ theo nhiều cách có lợi và cả có hại.

Tìm hiểu những bí ẩn trong ý nghĩa của giấc mơ

Các giấc mơ là vô cùng đa dạng, không ai giống ai. Tuy nhiên, trong thế giới của những giấc mơ vẫn có những mô-típ, khuôn mẫu chung và những chủ đề cùng xuất hiện một cách phổ biến trong giấc mơ của đa số mọi người, dẫu thậm chí khác nhau về giới tính, dân tộc hay nền văn hóa. Vậy những giấc mơ phổ biến này liệu có mang một ý nghĩa nào không?

Giải mã những bí ẩn của giấc mơ

Giấc mơ hầu như vẫn là miền đất bí ẩn chưa được khám phá. Dù có nhiều bước tiến đáng kể, nhưng giới khoa học vẫn hầu như chưa hiểu được nhiều về cả giấc ngủ lẫn giấc mơ. Ngay cả câu hỏi cơ bản nhất: tại sao chúng ta lại mơ vẫn còn đang là điều gây tranh cãi.

Giấc ngủ ở nam và nữ giới khác nhau như thế nào?

Nhìn chung cả nam và nữ giới ở tuổi trưởng thành đều có nhu cầu ngủ gần tương đương nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số khác biệt trong cách ngủ giữa phụ nữ và nam giới có nguyên nhân từ đặc điểm sinh học tự nhiên cũng như vị trí xã hội của cả hai giới.

Tại sao phụ nữ bị mất ngủ nhiều hơn?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mất ngủ ở phụ nữ cao hơn nam giới. Một số ước tính cho thấy nguy cơ mất ngủ trong suốt cuộc đời của phụ nữ cao hơn nam giới đến 40%. Các chuyên gia cho rằng tình trạng mất ngủ phổ biến ở phụ nữ xuất phát từ nhiều nguyên nhân liên quan đến giới tính cũng như nhiều yếu tố khác.

Tại sao phụ nữ cần ngủ nhiều hơn nam giới ?

So với nam giới, phụ nữ gặp nhiều vấn đề trong giấc ngủ hơn khiến giấc ngủ thường không trọn vẹn. Nhiều chuyên gia tin rằng, nhiều phụ nữ dành nhiều hơn thời gian để ngủ, gồm cả những giấc ngủ ngắn ban ngày, để bù lại cho tình trạng thiếu ngủ hoặc ngủ chập chờn, ngủ không sâu mà họ gặp phải do tác động từ nhiều yếu tố.