Các vấn đề, bệnh lý phụ nữ thường gặp phải với giấc ngủ

Ở phụ nữ, các đặc điểm sinh lý tự nhiên như chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hay mãn kinh đều có ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ. Bên cạnh đó, các hormone như estrogen hay progesteron dao động mỗi tháng hoặc thay đổi theo từng giai đoạn tuổi tác cũng mang đến những tác động đến nhu cầu và chất lượng giấc ngủ của phụ nữ.

Theo các nghiên cứu, trung bình phụ nữ ngủ khoảng 8 giờ 27 phút mỗi đêm và phụ nữ cũng có xu hướng ngủ nhiều hơn khoảng 11 phút so với  nam giới. Tuy nhiên, phụ nữ thường ít có thời gian để ngủ hơn nam giới khi phải lo toan cùng lúc cả công việc được trả lương lẫn những công việc gia đình, vai trò nội trợ, gánh nặng chăm sóc gia đình, con cái…

Dù ngủ nhiều hơn, nhưng các nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng giấc ngủ của phụ nữ thường thấp hơn  nam giới. Một trong những lý do đó là phụ nữ thường phải thức giấc giữa đêm để châm sóc con cái, người thân. Bên cạnh đó, phụ nữ có xu hướng ngủ những giấc ngắn vào ban ngày nhiều hơn, và do vậy cũng có thể làm giảm giấc ngủ ban đêm.

Phụ nữ có xu hướng dễ  các vấn đề liên quan đến giấc ngủ hơn so với nam giới, trong đó đặc biệt là mất ngủ và hội chứng chân không yên khi ngủ.

Mất ngủ

Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ. Điều này khiến người bị mất ngủ thường xuyên mệt mỏi vào ban ngày, khó tập trung, suy giảm trí nhớ và thay đổi cảm xúc. Phụ nữ có nguy cơ mất ngủ cao hơn 40% so với nam giới. Phụ nữ cũng thường dễ gặp triệu chứng buồn ngủ ban ngày nhiều hơn nam giới.

Có rất nhiều lý giải vì sao phụ nữ có nguy cơ mất ngủ cao hơn. Đầu tiên là sự thay đổi các hormone trong các chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hay mãn kinh có thể làm thay đổi nhịp sinh học và góp phần vào chứng mất ngủ của phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ bị mất ngủ có xu hướng gia tăng đáng kể khi họ già đi và trải qua thời kỳ mãn kinh. Cảm giác  nóng trong người và đổ mồ hôi vào ban đêm là nguyên nhân làm gián đoạn giấc ngủ của 75-80% phụ nữ khi bước vào giai đoạn mãn kinh.

Phụ nữ cũng có nguy cơ mắc trầm cảm và lo âu nhiều gấp đôi so với nam giới. Đây là những tình trạng sức khỏe tâm thần có mối liên quan mật thiết với mất ngủ. Để điều trị mất ngủ, nên bắt đầu bằng việc thay đổi một số thói quen, lối sống, thiết lập thời gian ngủ đều đặn cũng như giảm bớt các chất kích thích. Ngoài ra, mất ngủ còn có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác như: uống thuốc, liệu pháp thư giãn, liệu pháp nhận thức hành vi…

Các cơn đau ảnh hưởng đến giấc ngủ

Các cơn đau xuất hiện trong lúc ngủ có thể gây ra tình trạng mất ngủ, bao gồm khó đi vào giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ. Một số tình trạng bệnh lý sẽ khiến người  bệnh phải thức dậy để điều chỉnh lại cơ thể, tư thế, … suốt đêm để tránh cơn đau cũng sẽ khiến họ khó khăn khi duy trì giấc ngủ.

Một số loại bệnh tật khác với, các chứng đau nhức kéo dài, mạn tính cũng khá phổ biến ở phụ nữ như: đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng, viêm khớp, đau cơ do xơ hóa… cũng tác động vào giấc ngủ phụ nữ.

Rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ về đêm

Đây là một dạng của rối loạn cận giấc ngủ (parasomnia), diễn ra khi người mắc bệnh ăn uống trong lúc ngủ vào ban đêm mà không hay biết và cũng không nhớ gì khi thức dậy. Phụ nữ có nhiều khả năng mắc rối loạn này hơn so với nam giới. Bên cạnh đó, rối loạn ăn uống khi ngủ thường xảy ra cùng lúc với mộng du cũng như có thể cùng tồn tại với một số chứng rối loạn khác để tạo thành hành vi vừa ngủ vừa ăn uống.

Rối loạn ăn uống khi ngủ có thể được điều trị bằng thuốc, một số kỹ thuật quản lý căng thẳng, thay đổi lối sống và giảm các chất kích thích như café và rượu bia.

Hội chứng chân không yên và rối loạn vận động chân tay khi ngủ.

Hội chứng chân không yên (Restless Legs Syndrome ) là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở chân, diễn ra khi ngủ và đi kèm với một thôi thúc không cưỡng lại được phải cử động chân. Những cảm giác bứt rứt này chỉ có thể được giải tỏa sau khi chân được cử động. Tình trạng này lặp lại nhiều lần khiến người bệnh rất khó đi vào giấc ngủ.

Do những đặc điểm này mà hội chứng chân không yên có thể làm người bệnh buồn ngủ, mệt mỏi vào ban ngày, tâm trạng thất thường, lo âu và trầm cảm. Chính những cảm xúc tiêu cực này lại quay trở lại ảnh hưởng đến giấc ngủ, như một vòng lẩn quẩn.

Phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng chân không yên cao hơn 2 lần so với  nam giới,. Phụ nữ có nhiều con thì có nguy cơ mắc hội chứng chân không yên cao hơn, nguy cơ tăng gấp đôi từ lúc mang thai cho đến thời kỳ mãn kinh.

Sự thiếu chất sắt thường gặp ở phụ nữ có thể là một yếu tố nguy cơ mắc hội chứng chân không yên. Việc chữa trị do vậy có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp như bổ sung chất sắt, dùng thuốc, áp dụng một số thay đổi trong lối sống để  cải thiện giấc ngủ.

Có thể thấy, hầu như đến 80% người mắc hội chứng chân không yên cũng đồng thời mắc chứng rối loạn vận động  chân tay theo chu kỳ (Periodic Limb Movement Disorder). Đây là chứng rối loạn khiến chân hoặc tay co giật hoặc cử động không mong muốn. Các cử động này sẽ diễn ra lặp đi lặp lại  cứ mỗi vài chục giây và gây khó ngủ hoặc gián đoạn giấc ngủ.

Làm việc theo ca

Những người làm việc theo ca, đặc biệt là ca đêm, ca không cố định, làm việc không theo giờ giấc truyền thống thường phải sắp xếp giờ đi ngủ vào những thời điểm lệch với nhịp sinh học. Nó làm rối loạn nhịp ngủ - thức tự nhiên theo chu kỳ 24 giờ và dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực như: thiếu ngủ, giấc ngủ không sâu, dễ mắc lỗi và gây tai nạn, có nguy cơ mắc một số loại bệnh tật khác.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ làm việc ca đêm có nguy cơ cao bị ung thư vú và mắc một số bệnh về tim mạch. Làm việc theo ca cũng có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt không đều. Một số chuyên gia tin rằng, sự thay đổi trong việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và thiếu ngủ do làm việc theo ca có tác động mạnh mẽ đến các quá trình sinh lý và các hormone trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến nhịp ngủ - thức thông thường.

Ca làm việc không cố định giờ giấc, không đều đặn còn có thể gây ra thêm các rối loạn trong sinh hoạt gia đình cũng như các mối quan hệ xã hội, từ đó tạo ra sự căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực có thể làm chất lượng giấc ngủ tệ thêm. Các phương pháp có thể được áp dụng để giải quyết các vấn để giấc ngủ do làm việc theo ca gây ra như: liệu pháp ánh sáng, sử dụng thuốc và thay đổi lối sống.

Ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ mà người mắc thường có những đợt ngưng thở hoặc giảm thở tạm thời, lặp đi lặp lại trong quá trình ngủ. Những dấu hiệu thường thấy của ngưng thở khi ngủ là ngáy, nghẹt thở, thở hổn hển và gây mệt mỏi vào ngày hôm sau. Ngưng thở khi ngủ thường gặp ở nam giới nhiều hơn, tuy nhiên tỷ lệ mắc ngưng thở khi ngủ cũng gia tăng đáng kể ở phụ nữ khi bước vào độ tuổi 50

Béo phì và lớn tuổi là 2 yếu tố nguy cơ quan trọng nhất liên quan đến ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ. Trong quá trình mãn kinh, sự thay đổi nội tiết tố làm tăng mỡ bụng cũng như làm giảm hormone sinh dục nữ (progesterone) đều góp phần làm tăng nguy cơ mắc ngưng thở khi ngủ.

Khi nghi ngờ mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị. Có nhiều phương pháp điều trị như: sử dụng máy hỗ trợ nhịp thở khi ngủ, liệu pháp bổ sung hormone cho thời kỳ mãn kinh hay thực hiện một số chế độ ăn uống và luyện tập nhất định.

 

Nguồn tham khảo

Women & Sleep: Needs, Disorders, & Recommendations | Sleep Foundation

Cùng thể loại

Giấc mơ có ảnh hưởng đến giấc ngủ hay không?

Hầu hết chúng ta đều mơ khi ngủ. Sẽ là không bình thường nếu bạn hoàn toàn không mơ bao giờ khi ngủ. Dù vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng giấc mơ là một phần quan trọng trong sức khỏe giấc ngủ. Giấc mơ có tác động đến giấc ngủ theo nhiều cách có lợi và cả có hại.

Tìm hiểu những bí ẩn trong ý nghĩa của giấc mơ

Các giấc mơ là vô cùng đa dạng, không ai giống ai. Tuy nhiên, trong thế giới của những giấc mơ vẫn có những mô-típ, khuôn mẫu chung và những chủ đề cùng xuất hiện một cách phổ biến trong giấc mơ của đa số mọi người, dẫu thậm chí khác nhau về giới tính, dân tộc hay nền văn hóa. Vậy những giấc mơ phổ biến này liệu có mang một ý nghĩa nào không?

Các phương pháp giải mã ý nghĩa giấc mơ

Nếu như cơ chế tạo ra giấc mơ, tổ chức giấc mơ và khả năng kể chuyện của giấc mơ khiến các nhà khoa học thần kinh tập trung giải đáp thì ý nghĩa của giấc mơ lại là mối bận tâm của các nhà tâm lý học. Cho đến nay, liệu giấc mơ có mang một ý nghĩa nào không hay chỉ thuần túy là một hoạt động ngẫu nhiên của não vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.

Giải mã những bí ẩn của giấc mơ

Giấc mơ hầu như vẫn là miền đất bí ẩn chưa được khám phá. Dù có nhiều bước tiến đáng kể, nhưng giới khoa học vẫn hầu như chưa hiểu được nhiều về cả giấc ngủ lẫn giấc mơ. Ngay cả câu hỏi cơ bản nhất: tại sao chúng ta lại mơ vẫn còn đang là điều gây tranh cãi.

Giấc ngủ ở nam và nữ giới khác nhau như thế nào?

Nhìn chung cả nam và nữ giới ở tuổi trưởng thành đều có nhu cầu ngủ gần tương đương nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số khác biệt trong cách ngủ giữa phụ nữ và nam giới có nguyên nhân từ đặc điểm sinh học tự nhiên cũng như vị trí xã hội của cả hai giới.

Tại sao phụ nữ bị mất ngủ nhiều hơn?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mất ngủ ở phụ nữ cao hơn nam giới. Một số ước tính cho thấy nguy cơ mất ngủ trong suốt cuộc đời của phụ nữ cao hơn nam giới đến 40%. Các chuyên gia cho rằng tình trạng mất ngủ phổ biến ở phụ nữ xuất phát từ nhiều nguyên nhân liên quan đến giới tính cũng như nhiều yếu tố khác.