Tại sao các lời khuyên về giấc ngủ ít khi đề cập đến khía cạnh tình dục?
Rất nhiều người gặp vấn đề trong sức khỏe giấc ngủ và nhờ đến sự can thiệp của chuyên gia. Tuy nhiên, rất ít khi các chuyên gia có thể khi đưa ra một lời khuyên chính thức về một phương pháp không dùng thuốc, tương đối dễ dàng khi thực hiện: đó là quan hệ tình dục có thể giúp cải thiện giấc ngủ tốt hơn. Tại sao lại như vậy?
Mặc dù có nhận thức chung là cơn cực khoái khi làm tình giúp cơ thể giải phóng các hormone như oxytocin và prolactin tạo ra cảm giác dễ chịu, đồng thời làm giảm nồng độ hormone cortisol giúp giảm căng thẳng giúp ngủ ngon hơn, tuy nhiên thực tế các dữ liệu khoa học về tình dục và giấc ngủ vẫn rất ít để nghiên cứu đầy đủ lĩnh vực này.
Cho đến nay, chỉ có một nghiên cứu nhỏ trên 10 người để kiểm tra giấc ngủ sau khi sinh hoạt tình dục bằng phương pháp đo đa ký giấc ngủ cũng như đo sóng não, nhịp tim và các chỉ số khác. Nghiên cứu này được công bố năm 1985, kết luận rằng thủ dâm không có tác động đáng kể đến giấc ngủ.
Tuy nhiên, bên cạnh quy mô quá nhỏ, nghiên cứu này cũng có một hạn chế khác đó là can thiệp vào tiến trình ngủ tự nhiên của người tham gia nghiên cứu. Theo đó, cơn buồn ngủ của người tham gia sau khi thủ dâm, bị gián đoạn khi các nhà nghiên cứu tháo gỡ các thiết bị đo ra khỏi người tham gia.
Mặc dù cơ sở bằng chứng còn nhỏ, nhưng một đánh giá năm 2016 của các nhà nghiên cứu tại Đại học Ottawa đã kết luận rằng tình dục là một giải pháp thay thế hoặc bổ sung khả thi để can thiệp đối với chứng mất ngủ.
Một nghiên cứu khác năm 2019 trên 778 người do Tiến sĩ Michele Lastella thuộc Đại học Central Queensland ở Úc dẫn đầu cho thấy cả nam giới và nữ giới đều nhận thấy rằng họ ngủ nhanh hơn và ngủ ngon hơn sau khi đạt cực khoái, cả khi làm tình với bạn tình hoặc thủ dâm.
Dù có những bước tiến đáng kể, nhưng việc đưa những kết quả này vào các hướng dẫn y tế lại không hề đơn giản khi có quá nhiều điều cấm kỵ, đặc biệt là vấn đề đạo đức.
Theo tiến sĩ Lastella, bản thân việc nghiên cứu tình dục và giấc ngủ cũng không hề đơn giản. Đơn cử như làm sao lấy mẫu máu để đo hoạt động của các nội tiết tố sau khi đạt cực khoái mà không làm gián đoạn cơn buồn ngủ? Mặc dù các thiết bị đo đắt tiền hiện đại có thể giải quyết được phần nào vấn đề này, tuy nhiên các nhà nghiên cứu lại đứng trước một thách thức lớn hơn đến từ các khía cạnh đạo đức.
Việc hợp pháp hóa các nghiên cứu về tình dục và đảm bảo sự chấp thuận về mặt đạo đức luôn là một vấn đề cam go. Ngay trong giới nghiên cứu, nhiều chuyên gia vẫn xem các nghiên cứu về tình dục thuộc dạng có được thì tốt, nhưng không có thì cũng không sao.
Theo tiến sĩ Stephanie Hart, một bác sĩ nghiên cứu y học tình dục ở Okotoks, Alberta, các cuộc thẻo luận về sức khỏe liên quan đến tình dục thường hay bị lái sang các chủ đề về các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc rối loạn chức năng tình dục. Khi đó, hình ảnh tình dục hiện lên như một biểu tượng về một thứ dơ bẩn, đáng xấu hổ và tất cả mọi người đều ngại nói ra.
Mặc dù vậy, vẫn có nhiều quan điểm tích cực hơn về tình dục đang được lan tỏa. Theo tiến sĩ Hart, khi nào mọi người có thể nói tất tần tật về tình dục từ thủ dâm, âm vật cho đến quan hệ qua đường hậu môn… mà không còn đỏ mặt nữa thì khi đó mọi nguời sẽ thảo luận cởi mở hơn về chủ để rất quan trọng này trong đời sống và sức khỏe của con người.
Lượt dịch (Theo U.S. National Library of Medicine)
Nguồn
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8096407/